NHỮNG THÁCH THỨC CHUNG KHI NUÔI DƯỠNG TRẺ KHIẾM THÍNH VÀ CÁCH VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC NÀY

Press Esc to close
Vui lòng chọn tuần thai
THỜI GIAN LÀM VIỆC THIÊN ĐỨC
T2 - T6: 8h00 - 19h30
T7 - CN: 8h00 - 17h30
Hotline: 0904 330 889
Skype My Email  cskh@maytrothinhthienduc.com.vn
Marketing: 0983 465 788
Skype My Email  thuongch@maytrothinhthienduc.com.vn

máy trợ thính
vn en
Kiến thức bạn nên biết  /  Tìm hiểu về máy trợ thính

NHỮNG THÁCH THỨC CHUNG KHI NUÔI DƯỠNG TRẺ KHIẾM THÍNH VÀ CÁCH VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC NÀY

 

 

 

 

Nuôi dưỡng 1 đứa trẻ bình thường đã khó, nuôi dưỡng 1 đứa trẻ khiếm thính còn khó khăn và nhiều thử thách hơn gấp nhiều lần.

Nuôi con điếc

1.        Giữ cho trẻ đeo thiết bị trợ thính:
Đây là một trong những thử thách lớn nhất đối với các bậc phụ huynh khi trẻ bắt đầu đeo thiết bị trợ thính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các bé liên tục kéo máy, bứt máy ra khỏi tai hoặc khóc, tỏ vẻ khó chịu. Trẻ thường quá nhanh để bổ mẹ có thể phản xạ theo kịp. Bố mẹ cũng phải đối mặt với những tiếng huýt to khi trẻ kéo thiết bị ra khỏi tai.
Có điều này là do bé chưa quen có vật thể gắn ở trên tai hoặc trên đầu, hoặc do bé không thoải mái với cách hiệu chỉnh thiết bị trợ thình, quá to hoặc quá nhỏ so với trẻ.
Bố mẹ có thể để trẻ làm quen dần với thiêt bị bằng sự kiên nhẫn, tìm cách lôi kéo sự chú ý của trẻ tới 1 sự vật, hiện tượng khác, chọn lúc trẻ cảm thấy thoải mái dễ chịu (như khi ti mẹ…) để đeo thiết bị cho trẻ, nói chuyện nhẹ nhàng và hát cho trẻ nghe.
Hoặc có thể sử dụng các loại công cụ để giữ thiết bị trên tai trẻ như các loại mũ, băng chuyên dụng… Bố mẹ nhớ sử dụng các loại dụng cụ giữ máy, đề phòng khi trẻ dứt máy ra có thể bị rơi hỏng hoặc mất.
Nếu con vân liên tục giật máy, và bố mẹ cảm thấy con không thoái mái, bố mẹ hãy đến tìm gặp chuyên gia thính học để được tư vấn xem cách hiệu chỉnh máy cho con đã phù hợp chưa, có quá to hoặc quá nhỏ không. Núm tai có vừa vặn với tai con không, con có bị đau trong ống tai không. Vì trẻ nhỏ chưa thể nói được rằng chúng có thoải mái hay không nên hãy nhờ chuyên gia thính học của bạn kiểm tra và đánh giá giúp.
Nếu tất cả những điều này vẫn ổn, thì bố mẹ hãy tiếp tục kiễn nhẫn với con.
 
Giúp trẻ khiếm thính không giật máy trợ thính
 
2.        Học giao tiếp:
Khi bé vài tháng tuổi, cách tốt nhất để giao tiếp là thông qua cử chỉ và ký hiệu đơn giản. Với sự giúp đỡ của các cô giáo, bố mẹ có thể hoc một số cách giao tiếp bằng cử chỉ với con. Và khi giao tiếp bằng cử chỉ. Bố mẹ đừng quên sử dụng cả lời nói để con đồng thời có thể học từ vựng.
 
3.        Trở lại với công việc:
Các cuộc hẹn gặp liên tục đối với bác sỹ và chuyên gia thính học của con không có nghĩa rằng bạn không thể quay trở lại làm việc sau khi hết kỳ nghỉ thai sản. Bố mẹ lưu ý để tìm hiểu về các chế độ - ưu tiên khi có con bị khuyết tật. cho bà mẹ có con bị khuyết tật. Ở một số nước tiến bộ, có điều khoản này cho phép bố mẹ của trẻ khiếm thính có thể ở nhà thêm 2 ngày 1 tuần để cho sóc con.
 
4.        Tìm các Hội nhóm trẻ khiếm thính:
Nếu không thể thường xuyên đưa con đến giao lưu cùng Hôi nhóm trẻ khiếm thính, hãy chắc chắn rằng bạn luôn giữ liên hệ với các thành viên của hội nhóm này, bạn sẽ tìm thấy 1 sự trợ giúp khổng lồ từ cộng đồng thông qua mạng xã hội như facebook hay blog…
 
5.        Đối phó với chứng chậm nói:
Trừ khi bé được nghe đầy đủ ngay từ khi sinh ra, ngôn ngữ của bé sẽ phát triển chậm hơn các bạn cùng lứa. Bố mẹ đừng quá lo lắng vì nếu được can thiệp sớm, đúng cách và trẻ không có bệnh lý gì khác đặc biệt, bé sẽ nhanh chóng bắt kịp và phát triển gần với những đứa trẻ khác.
 
6.        Tạo ra thói quen về đêm:
Đêm có thể là khoảng thời gian khó khăn cho trẻ khiếm thính. Vì trẻ không đeo thiết bị trợ thính khi đi ngủ nên khi tỉnh dậy bất chợt vào ban đêm (đối với một số trẻ, tỉnh dậy vào ban đêm trở thành một thói quen), trẻ không nghe được và trở nên khó chịu, dễ khóc quấy. Rất khó để cha mẹ làm trẻ bình tĩnh và giao tiếp với trẻ vì trong bóng tối trẻ cũng không nhìn thấy được bạn rõ ràng. Từ đó, có thể trẻ mệt mỏi và không muốn đeo thiết bị trợ thính.
Chúng tôi tìm ra rằng để đèn ngủ với ánh sáng mờ sẽ giúp trẻ nhìn thấy cha mẹ, điều này sẽ làm trẻ thấy thoải mái khi tỉnh dậy.
 
Trẻ cấy điện cực ốc tai
 
7.        Tìm nơi cho trẻ học/ chăm sóc trẻ ban ngày:
Khi trẻ còn nhỏ, chưa thể tự vận hành và bảo quản cho thiết bị trợ thính của mình, bố mẹ có thể gửi con đến những nơi trông trẻ đặc biệt, có ít trẻ và giáo viên có kỹ năng và kiến thức để ý chăm sóc nhiều đến trẻ. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể gửi trẻ đến môi trường hòa nhập để trẻ hòa nhập tốt và từ đó phát triển ngôn ngữ nói tốt hơn.
 
8.      Sử dụng nhiều thời gian ngoài trời:
Vui chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần. Nhưng đây cũng là một khó khăn đối với trẻ khiếm thính. Khi ở ngoài trời, dường như trẻ sẽ khó nghe lời nói hơn do tiếng ồn và tiếng gió. Nhưng đừng ngần ngại để trẻ tự do chơi đùa, vận động bởi các thiết bị trợ thính hiện đại có các chức năng, như nghe lời nói trong môi trường ồn, hay “ windblock” giúp trẻ vẫn nghe rõ và thoải mái khi vui đùa ngoài trời.
 
Trẻ đeo máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai có nên chạy nhiều không
 
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH THIÊN ĐỨC
Địa chỉ: 417 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043.869.3363
Hotline: 0904.330.889 - 0984.330.889 – 0985.330.889
  • Máy trợ thính Hansaton
  • Máy trợ thính Siemens
  • Thiết bị thính học - Resonance
  • Điện cực ốc tai - Advanced bionics
  • Đối tác - Phòng khám Hoa Lư Ninh Bình
  • Thiết bị thính học - máy hỗ trợ nói NuVois
  • Thiết bị thính học - máy soi tai Dino lite
  • Hãng Pin Rayovac