Ráy tai và biện pháp an toàn để lấy ráy tai

Press Esc to close
Vui lòng chọn tuần thai
THỜI GIAN LÀM VIỆC THIÊN ĐỨC
T2 - T6: 8h00 - 19h30
T7 - CN: 8h00 - 17h30
Hotline: 0904 330 889
Skype My Email  cskh@maytrothinhthienduc.com.vn
Marketing: 0983 465 788
Skype My Email  thuongch@maytrothinhthienduc.com.vn

máy trợ thính
vn en
Kiến thức bạn nên biết

Ráy tai và biện pháp an toàn để lấy ráy tai

 
Ráy tai là gì?
Ráy tai và các biện pháp an toàn để lấy ráy tai
 
Tai là một trong năm giác quan, có chức năng nghe âm thanh - giúp con người nhận biết thế giới xung quanh. Cấu tạo tai gồm 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài bao gồm vành tai có chức năng đón nhận sóng âm vào ống tai.
Ống tai bên trong bao gồm những lông cứng, có tác dụng ngăn vật lạ rơi sâu vào trong tai.
Bên trong ống, lớp da tạo ra chất sáp từ các tuyến đặc biệt.  Chất sáp chính là ráy tai.
Lớp ráy tai này luôn được tuyến ráy tai của lớp da ống tai tiết ra và đổi mới liên tục.
Ráy tai cũ sẽ liên tục được đẩy từ những vùng sâu bên trong ra ngoài ống tai. Chúng sẽ khô lại, tự bong  và rơi ra ngoài.
Có 3 dạng ráy tai: Khô, ướt và cứng.
 
Vai trò của ráy tai.
 
Hầu hết mọi người có quan niệm sai lầm rằng ráy tai là chất bẩn. vô tác dụng, có hại và cần luôn được làm sạch. Thật ra, ráy tai có rất nhiều tác dụng tốt như bảo vệ tai, ngăn vật lạ rơi vào sâu trong tai, sát khuẩn, điều chỉnh âm thanh. Tình trạng ráy tai còn tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn.
 
Một số ảnh hưởng không tốt khi có quá nhiều ráy tai
Khi ráy tai quá dày và không thể tự được đẩy ra ngoài, sẽ dễ dẫn đến bị tắc ráy tai, gây triệu chứng giảm sức nghe, cảm thấy khó chịu, bít tắc, đầy tai, thậm chí đau tai, chóng  mặt.
 
Các biên pháp vệ sinh tai, đặc biêt là vệ sinh tai cho trẻ em
 
Việc vệ sinh tai thường chỉ ở phần tai ngoài.
Vệ sinh tai cho trẻ em: thấm nước muối sinh lý vào đầu tăm bông nhỏ, lau sạch vành tai, các ngách trong vành tai. Việc lấy ráy tai hàng ngày cho bé là không cần thiết, chỉ lấy ráy tai cho bé trong trường hợp thấy ráy tai quá nhiều và bít ông tai.
Hoặc có thể dùng khăn mặt ẩm lau sạch phần vành tai ngoài, rồi xoắn đầu khăn lại hình kén, đưa 1 đoạn ngắn vào trong ống tai, xoắn nhẹ nhàng, ráy tai sẽ tự rơi ra ngoài.
Trong một số trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều tạo thành nút ráy tai gây các triệu chứng ù tai hoặc giảm sức nghe, cha mẹ nên đến các các sở y tế chuyên khoa Tai- Mũi – Họng để lấy cho bé, tránh rủi ro có thể xảy ra như rách màng nhĩ , rách ống tai ngoài.
 
Ảnh hưởng của việc lấy ráy tai cho trẻ không đúng cách
Tai rất dễ bị tổn thương nếu vệ sinh và chăm sóc không đúng cách, đặc biệt là với trẻ em..
Các tế bào da trong ống tai có thể bị xước, đau, nhiễm trùng, tăm bông đi sâu vào bên trong còn có thể làm thủng màng nhĩ, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến điếc.
 
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: Số 417 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043.869.3363 – 043.869.3364
Hotline: 090.433.0889

  • Máy trợ thính Hansaton
  • Máy trợ thính Siemens
  • Thiết bị thính học - Resonance
  • Điện cực ốc tai - Advanced bionics
  • Đối tác - Phòng khám Hoa Lư Ninh Bình
  • Thiết bị thính học - máy hỗ trợ nói NuVois
  • Thiết bị thính học - máy soi tai Dino lite
  • Hãng Pin Rayovac