Điếc bẩm sinh và máy trợ thính cho trẻ em

Press Esc to close
Vui lòng chọn tuần thai
THỜI GIAN LÀM VIỆC THIÊN ĐỨC
T2 - T6: 8h00 - 19h30
T7 - CN: 8h00 - 17h30
Hotline: 0904 330 889
Skype My Email  cskh@maytrothinhthienduc.com.vn
Marketing: 0983 465 788
Skype My Email  thuongch@maytrothinhthienduc.com.vn

máy trợ thính
vn en
Kiến thức bạn nên biết

Điếc bẩm sinh và máy trợ thính cho trẻ em

 1.      Nguyên nhân điếc bẩm sinh:

Điếc bẩm sinh và máy trợ thính cho trẻ em

 

-       Do gen di truyền: một loại gien có tên gọi PDS là thủ phạm gây ra chứng điếc bẩm sinh ở trẻ. Nếu bố và mẹ không bị câm hoặc điếc nhưng cả hai đều mang trong người gien điếc lặn, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị điếc.

-       Do tác động từ quá trình mang thai của người mẹ: Có thể trong quá trình mang thai, người mẹ đã vô tình dùng các loại thuốc kháng sinh như: Streptomycin, Neomycin hoặc các loại thuốc quinine, arsenic. Những loại thuốc này khi vào trong cơ thể mẹ đã gây độc cho ốc tai của thai nhi. Ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus Rubella và một số virus khác, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị điếc khá cao. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm như giang mai, lậu cũng làm cho trẻ bị điếc khi chào đời.

-       Trẻ gặp tai biến trong khi chào đời như sinh non, ngạt thở, sinh khó, vàng da… đều có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị điếc.

Để phòng ngừa bệnh cho con, khi mang thai, người mẹ nên giữ gìn sức khỏe để tránh mắc cúm và những bệnh lây nhiễm khác, không nên tự ý sử dụng thuốc, khám thai định kỳ để theo dõi tiến trình phát triển của thai nhi. Khi sinh trẻ ra thì cần giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh viêm tai giữa.

 

      2.      Cách nhận biết trẻ bị điếc:

-       Trẻ dưới 1 tuổi: trẻ không nhìn theo hoặc quay đầu về phía phát ra âm thanh. Không tỉnh giấc khi nghe tiếng ồn. Không phản ứng (giật mình, nhắm/mở mắt) khi nghe tiếng động lớn, đột ngột, không có vẻ lắng nghe khi mẹ nói hay hát.

-       Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: trẻ không biêt tên mình, không phản ứng khi người khác gọi tên, không phân biệt được các bộ phận, đồ vật khi được gợi ý hay chưa nói được một số từ đơn như "bà", "mẹ".

-       Tuổi nhà trẻ, mẫu giáo: Chậm biết nói, khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, có vẻ không chú ý khi người khác nói, không làm theo các yêu cầu do không nghe, không hiểu. Phát triển mạnh ngôn ngữ nét mặt và điệu bộ, hoặc dễ cáu gắt, hung dữ (do khó giao tiếp, khó hiểu ý người khác và làm người khác hiểu mình).

-       Tuổi đi học: trẻ nói rất to, hay dùng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Diễn đạt khó khăn, hay phát âm sai. Thiếu tập trung, hay lơ đễnh. Học kém, chậm tiếp thu, thiếu vâng lời. Một số trẻ ít nói, ngại giao tiếp hoặc cáu kỉnh.

 Điếc bẩm sinh và máy trợ thính cho trẻ em

      3.      Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị điếc:

            Với những trẻ bị điếc, nếu không được phát hiện kịp thời, vỏ não sẽ mất đi khả năng phân tích, nhận biết âm thanh xung quanh. Khả năng trẻ bị câm khá cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra.

 

3.1  Điều trị:

Phương án này chỉ sử dụng khi trẻ mắc tật điếc dẫn truyền do 1 số nguyên nhân như dị dạng tai ngoài hoặc thủng màng nhĩ (có thể phẫu thuật để can thiệp).

 

3.2  Học ngôn ngữ ký hiệu:

Đây là phương án có tính kinh tế cao do chi phí thấp nhưng nếu cho con bạn ngôn ngữ ký hiệu thì các các cháu chỉ có thể hòa nhập được vào cộng đồng người khiếm thính chứ không thể hòa nhập được với xã hội.

 

3.3  Sử dụng máy trợ thính:

 

Máy trợ thính là công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ trẻ khiếm thính về mặt thính học. cùng với sự dãy dỗ tích cực từ gia đình, sự giáo dục từ nhà trường và hỗ trợ từ xã hội, các cháu khiếm thính có thể hòa nhập được với các bạn cùng trang lứa. Hiện tại có rất nhiều dòng máy trợ thính cho trẻ em. Để lựa chọn máy trợ thính phù hợp cho trẻ điếc bẩm sinh, trước hết cần tiến hành thực hiện các phép đo chuẩn đoán thính lực cho bé. Sau khi tiến hành đo và kiểm tra thính lực sẽ cho ra một kết quả dưới dạng biểu đồ- gọi là thính lực đồ. Dựa vào kết quả này, bác sỹ sẽ tư vấn loại máy trợ thính phù hợp với bé.

Việc lựa chọn máy trợ thính phù hợp nên dựa theo 3 tiêu chí:

-          Công suất: máy trợ thính phải có công suất phù hợp với mức độ điếc của trẻ.

-          Công nghệ: tùy theo nhu cầu và mội trường nghe của bé, bác sỹ sẽ tư vấn các loại máy với công nghệ khác nhau (công nghệ đồng bộ 2 tai, công nghệ micro tự động định hướng âm thanh, công nghệ tự dịch chuyển tần số cao…)

-          Giá thành: phù hợp với thu nhập của gia đình.

 

Nếu có thể bạn hãy cho bé đeo máy trợ thính càng sớm càng tốt vì độ tuổi vàng để bé phát triển ngôn ngữ là dưới 3 tuổi. Trên 3 tuổi không phải là không thể học nói nhưng sẽ mất nhiều thời gian và vất vả hơn rất nhiều cho chính bản thân bé, cho gia đình và cô giáo.

 

 

3.4  Điện cực ốc tai

Điện cực ốc tai AB

Điện cực ốc tai (ốc tai điện tử) là cũng một công cụ trợ thính, thay thế các tế bào lông trong bị tổn thương của tai. Nó gồm 2 bộ phận chính, bộ phận cấy bên trong và bộ phận xử lý âm thanh bên ngoài. Tuy đây là biện pháp có hiệu quả cao nhưng không được chỉ định rộng rãi mà chỉ áp dụng với những trẻ bị điếc nặng - sâu, khi các biện pháp trợ thính khác không hiệu quả. Ngoài ra, phải đảm bảo ốc tai còn nguyên, dây thần kinh thính giác phải còn thì ca cấy ghép mới thành công. Ngoài có nhược điểm là chi phí rất cao thì giống như bất kỳ ca mổ nào, cấy ốc tai điện tử cũng có nguy cơ bị các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu.

 

  • Máy trợ thính Hansaton
  • Máy trợ thính Siemens
  • Thiết bị thính học - Resonance
  • Điện cực ốc tai - Advanced bionics
  • Đối tác - Phòng khám Hoa Lư Ninh Bình
  • Thiết bị thính học - máy hỗ trợ nói NuVois
  • Thiết bị thính học - máy soi tai Dino lite
  • Hãng Pin Rayovac