Các biện pháp đo khám chuẩn đoán thính lực
1. Đo thính lực đơn âm (Audiometry)
- Đo độ nhạy của thính giác trong 1 phạm vi tần số, nhằm xác định cấp độ, kiểu và dạng mất thính lực
- Chọn tần số: bắt đầu tại 1kHz, sau đó tiếp ở 2 kHz, 4 kHz, 8kHz, 250 Hz, 500 Hz
- Cường độ: thường sử dụng phương pháp của Hughson-Westlake:
ü Bắt đầu tại 40 dB với bệnh nhân nghi ngờ nghe bình thường và tại 60-70 dB với bệnh nhân nghi ngờ nghe kém
ü Nếu không có phản hồi, tăng 10 hoặc 20 dB đến khi có phản hồi đầu tiên
ü Tiếp tục “tiến 5, lùi 10”
2. Đo trường tự do Freefield
- Tương tự như đo thính lực đơn âm, phương pháp này xác định ngưỡng nghe của bệnh nhân khi đeo máy trợ thính.
- Bệnh nhân ngồi ở giữa, hai bên có 2 loa đã được chỉnh sao cho âm phát ra đi đến vị trí bệnh nhân cường độ như đeo headphone.
3. Đo nhĩ lượng (Tympanometry)
Phương pháp đo khách quan độ thông thuận của tai giữa và áp suất khối khí trong hệ thống tai giữa để kiểm tra tình trạng tai giữa
4. Đo điện thính giác thân não ABR
- Đáp ứng điện vùng đáy ốc tai phát sinh do kích thích click, dẫn truyền theo đường thính giác từ phức hợp nhân ốc tai đến củ não dưới
- Là phép đo khách quan giúp đưa ra các thông tin về tình trạng tai trong (ốc tai) và vị trí tổn thương của dây thần kinh thính giác (dây số VIII)
- Là test chuẩn để sàng lọc điếc ở trẻ sơ sinh
- Dùng cho bệnh nhân không hợp tác, bệnh lý sau ốc tai, u dây thần kinh thính giác, theo dõi y tế (nhiễm độc thuốc, hóa chất..)…
5. Đo thính giác khách quan ASSR
- Đáp ứng sinh lý điện đối với kích thích âm thanh được chuẩn hóa về biên độ, tần số và tuần suất kích thích.
- Tạo ra thính lực đồ tương ứng với mức độ kiếm thính (cho ngưỡng nghe ở từng tần số cụ thể)
- Đo được 8 tần số cùng 1 lúc với thời gian nhanh gâp 3 lần
- Dùng cho người không thể hoặc không muốn hợp tác trong test đo chủ quan (trẻ em< 4 tuổi)
6. Đo âm ốc tai OAE
- Đo đáp ứng của ốc tai khi có kích thích âm thanh.
- Dùng để khảo sát chức năng ốc tai
- Đánh giá phục hồi sau điều trị viêm tai thanh dịch
- Dùng sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh
- Thời gian thực hiện ngắn (ít hơn 15 phút) => nhanh hơn ABR