Thính giác rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và học tập. Trẻ bị khó nghe do bị khiếm thính hoặc gặp vấn đề trong xử lý âm thanh có nguy cơ chậm phát triển.
Trẻ bị mất thính lực càng sớm thì càng gặp nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển. Tương tự, nếu trẻ được phát hiện sớm và can thiệp càng sớm thì tác động cuối cùng lên trẻ sẽ ít nghiêm trọng hơn.
Có bốn tác động chính mà mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:
• Gây ra sự chậm trễ trong việc phát triển khả năng tiếp nhận và kỹ năng giao tiếp biểu cảm (lời nói và ngôn ngữ).
• Thiếu hụt về ngôn ngữ dẫn đến khó khăn trong học tập dẫn đến kết quả học tập giảm.
• Khó khăn trong giao tiếp thường dẫn đến cô lập với xã hội và mặc cảm.
• Nó còn có thể có tác động đến các lựa chọn nghề nghiệp về sau.
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỤ THỂ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
Về từ vựng
• Từ vựng phát triển chậm hơn ở những trẻ mất thính lực
• Trẻ khiếm thính học những từ cụ thể như mèo, nhảy, số năm và màu đỏ dễ dàng hơn các từ trừu tượng như trước, sau, bằng, và ghen. Trẻ cũng có khó khăn với các từ chức năng như “thứ”, “cái”,v.v…
• Khoảng cách về từ vựng giữa trẻ bình thường và những người khiếm thính càng nới rộng theo tuổi tác. Trẻ bị mất thính lực sẽ không bắt kịp mà không có sự can thiệp.
• Trẻ bị mất thính lực gặp khó khăn trong việc hiểu các từ nhiều nghĩa.
ví dụ: từ “đường”, cũng có nghĩa là lối đi, hoặc tên một loại gia vị.
Về cấu trúc câu
• Trẻ khiếm thính thường hiểu và nói những câu ngắn hơn, đơn giản hơn so với trẻ có thính giác bình thường.
• Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn về hiểu và viết các câu phức tạp, chẳng hạn như những người có mệnh đề quan hệ (ví dụ như: người Giáo viên, người mà tôi có đối với môn toán, hôm nay tôi bị ốm) hoặc các câu dạng bị động (Bóng đã được Mary ném).
• Trẻ bị mất thính lực thường không thể nghe được từ kết thúc như -s hoặc -ed (trong tiếng anh). Điều này dẫn đến sự hiểu lầm và lạm dụng sử dụng thì của động từ, số nhiều và sở hữu.
Về cách nói
• Trẻ bị mất thính lực thường không thể nghe các âm thanh, lời nói có âm gió như tiếng s, x, ph, t, k do đó trẻ khi nói cũng không hề có các âm trên. Như vậy lời nói của trẻ có thể gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm.
• Trẻ bị mất thính lực có thể không nghe được giọng nói của chính mình. Do đó trẻ có thể nói quá to hoặc không đủ lớn. Trẻ cũng có thể có một giọng nói với các âm thanh cao. Hoặc cũng có thể nói như đang lầm bầm vì căng thẳng, khả năng nói kém.
Thành tích học tập
• Trẻ bị mất thính lực gặp khó khăn với tất cả các môn học, đặc biệt là đọc và kỹ năng toán học.
• Trẻ bị mất thính lực từ nhẹ đến trung bình, trung bình có thể học được từ lớp 1 đến lớp 4, trừ khi có can thiệp hợp lý xảy ra.
• Trẻ bị mất thính lực nặng đến sâu thường đạt được các kỹ năng không cao hơn lớp ba hoặc lớp bốn, trừ khi có sự can thiệp giáo dục phù hợp sớm.
• Sự khác biệt giữa trẻ có thính giác bình thường và những trẻ mất thính lực thường càng được nới rộng thông qua kết quả tiến bộ ở trường học.
• Mức độ tiến bộ sẽ liên quan đến sự tích cực của cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ, không những thời gian bỏ ra với trẻ mà còn chất lượng của từ những hỗ trợ.
Hoạt động xã hội
• Trẻ bị mất thính giác thường được ghi nhận là cảm giác đơn độc, không có bạn bè và không vui ở trường, có nhiều hạn chế khi tham gia hoạt động xã hội hóa với những đứa trẻ khác nghe kém.
BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ?
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trẻ em được phát hiện mất thính lực sớm và bắt đầu can thiệp sớm có thể phát triển ngôn ngữ ngang tầm với các bạn có thính lực đồng chang lứa. Nếu trẻ được phát hiện mất thính lực, các trung tâm can thiệp sớm sẽ khuyến khích tập trung thúc đẩy ngôn ngữ (lời nói và / hoặc ký hiệu, tùy lựa chọn của gia đình) và phát triển nhận thức. Nhà thính học sẽ đánh giá trẻ và đề nghị chương trình can thiệp thính giác thích hợp nhất. Một nhà trị liệu ngôn ngữ nghe nói sẽ giúp gia đình học cách làm việc tốt nhất với con để phát triển lời nói, ngôn ngữ, và kỹ năng giao tiếp.