Nghe kém có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe, các mối quan hệ và công việc của bạn. Hiểu về các triệu chứng nghe kém có thể giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Nghe kém có nhiều biểu hiện khác nhau. Phụ thuộc vào mức độ mất thính lực, các triệu chứng có thể thay đổi từ việc đôi khi cảm thấy khó nghe hiểu đến không có khả năng giao tiếp với người khác bằng lời và bị cô lập với xã hội.
Có vài kiểu mất thính lực và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, nhưng các triệu chứng là tương tự nhau.
CÁC TRIỆU CHỨNG NGHE KÉM
- Nghe đài hoặc vô tuyến với âm lượng to
- Gặp vấn đề về hiểu lời nói, đặc biệt là trong môi trường ồn
- Thấy người khác nói chuyện nhỏ - lẩm bẩm
- Khó khăn khi nghe điện thoại
- Thường xuyên yêu cầu người khác nói lặp lại
- Ngại giao tiếp xã hội
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi, kiệt sức khi tham gia các sự kiện xã hội
- Ù tai, có tiếng kêu trong tai
Kiểu nghe kém phổ biến nhất là do điếc tiếp nhận, và loại điếc này thường dẫn đến nghe kém ở những âm thanh có tần số cao.
Những người mất thính lực tần số cao thường không nghe được các âm thanh sau:
- Giọng nữ hoặc giọng trẻ con
- Một số phụ âm như: s, sh, f, v, th, f, p – sẽ làm người nghe khó nghe 1 số từ.
- Tín hiệu quay xe
- Âm thanh hẹn giờ và tiếng lò vi sóng
- Tiếng chim hót
NGHE KÉM TẠM THỜI VÀ NGHE KÉM VĨNH VIỄN
Mất thính lực tạm thời xảy ra do tiếp xúc với những âm thanh to như do tiếng súng, pháp hoa, tiếng nhạc trong các buổi hòa nhạc hoặc bệnh nghề nghiệp. Mất thính lực tạm thời được đặc trưng bởi một ngưỡng tạm thời (TTS) và thường đi kèm với ù tai. Nó có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày trước khi sức nghe trở lại bình thường. Nếu bạn phải tiếp xúc với tiếng ồn to thường xuyên, tai sẽ khó phục hồi hơn sau mỗi lần tiêp xúc, và mất thính lực trở thành vĩnh viễn.
Không giống như mất thính lực tạm thời, mất thính lực vĩnh viễn là không thể đảo ngược và thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh thính giác hoặc các tế bào lông của ốc tai. Đối với mất thính lực vĩnh viễn, các tốt nhất là sử dụng máy trợ thính.
TRIỆU CHỨNG NGHE KÉM Ở TRẺ EM:
Nghe kém ở trẻ em thường được phát hiện khi sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ nếu tinh ý cũng sẽ phát hiện ra sự không bình thường ở con mình qua 1 số biểu hiện sau:
- Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ không giật mình khi có âm thanh lớn
- Trẻ không định hướng được âm thanh (không biết âm thanh phát ra từ đâu)
- Biểu hiện kém ở lớp học
- Có vấn đề về hành vi
PHẢI LÀM GÌ KHI GẶP CÁC TRIỆU CHỨNG NÀY?
Bạn đã biết các triệu chứng và biểu hiện suy giảm thính lực ở người lớn và trẻ em. Ở người lớn, suy giảm thính lực thường bắt đầu từ rất lâu trước khi các triệu chứng dấu hiệu này xảy ra, và thường tiến triển chậm theo thời gian.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân, con cái hoặc người thân bị nghe kém, hãy gọi cho các chuyên gia thính học ngay lập tức để được đo khám kiểm tra. Thường xuyên kiểm tra định kỳ để theo dõi các thay đổi về thính lực. Bạn tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm, kết quả đạt được sẽ càng tốt hơn.
Để được tư vấn, xin liên hệ:
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH THIÊN ĐỨC
Địa chỉ: 417 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043.869.3363
Hotline: 0984.330.889