Là cha mẹ của trẻ nghe kém, việc bảo quản máy trợ thính của con thật tốt nên trở thành 1 thói quen hàng ngày, góp phần tránh hỏng hóc và tăng tuổi thọ của thiết bị.
1. Vệ sinh máy trợ thính hàng ngày
Vệ sinh vỏ máy bằng khăn vải mềm sạch hoặc sử dụng bàn chải nhỏ được cung cấp kèm theo máy. Không dùng chất tẩy rửa, cồn và xà phòng để vệ sinh. Chỉ vệ sinh núm tai bằng nước khi núm đã được tháo rời ra khỏi máy.
2. Không để máy trợ thính tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây hỏng các linh kiện bên trong của máy trợ thính. Vì vậy nên tránh để máy trợ thính tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh hoặc các nguồn phát nhiệt như máy sấy, lò sưởi, lửa… hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
3. Tháo máy trợ thính cho con khi đi bơi hoặc đi tắm
Máy trợ thính thường có các tiêu chuẩn về chống nước và bụi với nhiều mức khác nhau. Ví dụ, với tiêu chuẩn IP68, máy trợ thính có thể ngâm trong nước ở độ sâu 1m trong 60 phút. Tuy nhiên, nếu thời gian ngâm nước kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng độ ẩm cao và ngưng tụ nước, theo thời gian sẽ làm hư hại các linh kiện điện tử trong máy.
Phải làm gì khi máy trợ thính bị ướt hoặc rơi xuống nước?
- Nhấc máy ra khỏi nước nhanh nhất có thể
- Dùng khăn vải khô lau sạch nước
- Nhanh chóng mở nắp pin và tháo pin ra khỏi máy
- Đặt máy trợ thính ở nơi ấm và khô ráo như tủ sấy (không đặt trực tiếp vào nguồn nhiệt), để sấy khô trong 1 giờ. Không bao giờ được sấy máy trợ thính bằng lò vi sóng vì sẽ gây hư hại cho máy trợ thính.
- Nếu có thể gửi máy ngay đến các cơ sở thính học có đủ thiết bị sấy chuyên dụng để làm khô triệt để phần bên trong máy
- Lắp pin mới và sử dụng.
4. Tránh bụi bẩn
Đảm bảo rằng tay trẻ rửa tay sạch trước khi chạm vào máy trợ thính. Bụi bẩn có thể bịt kín micro nhỏ xíu khiến âm thanh bị cản lại.
5. Tháo máy trợ thính trước khi sử dụng các loại gôm, keo xịt tóc hoặc mỹ phẩm
Đây là quy tắc bố mẹ cần lưu ý khi trẻ ở độ tuổi lớn. Các loại hóa chất trong gôm xịt tóc hoặc mỹ phẩm này có thể gây hư hại cho máy trợ thính, nên bố mẹ cần nhắc con tháo máy trợ thính trước khi sử dụng các loại gôm, keo xịt tóc hoặc trang điểm.
6. Bảo quản và làm khô máy trợ thính ở nơi an toàn khi không sử dụng:
Mở nắp ngăn pin, đặt máy vào hộp hút ẩm trước khi đi ngủ. Nếu con bạn đủ lớn, hướng dẫn trẻ làm điều này như 1 thói quen hàng ngày.
7. Giữ máy trợ thính và pin ngoài tầm với của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các loai vật nuôi
Trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…) thường hay cầm, nắm hoặc cho vào miệng nhai, nuốt những vật nhỏ như pin hoặc máy trợ thính, không những gây hư hại cho máy mà còn khiến trẻ hoặc vật nuôi gặp nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp máy trợ thính bị hư hỏng nặng do chó - mèo gặm. Vì vậy, cần giữ máy trợ thính, pin, hook, núm tai ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
8. Tránh làm rơi máy trợ thính
Đây là một quy tắc khác khó đối với trẻ em. Ngay cả khi vật liệu để làm vỏ máy trợ thính ngày càng trở nên chắc chắn, máy trợ thính vẫn có nguy cơ bị hư hại khi va chạm mạnh với các bề mặt cứng. Hãy giải thích cho trẻ tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo quản thiết bị, đồng thời sử dụng các dụng cụ và phụ kiện để bảo vệ máy như vòng bảo vệ (nhằm giữ máy không bị rơi và mất).
9. Sử dụng hút ẩm
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, thể dục, nghịch ngợm…Vì vậy thường ra rất nhiều mồ hôi. Cộng với độ ẩm từ môi trường và ráy tai ẩm. Đây chính là lý do cần dùng hút ẩm hàng ngày để gia tăng tuổi thọ cho máy. Bạn có thể dùng hạt hút ẩm thông thường hoặc các loại máy hút ẩm chuyên dụng để làm khô máy triệt để hơn.
10. Định kỳ đến gặp các chuyên gia thính học và nhà cung cấp máy trợ thính để kiểm tra máy.
Định kỳ đến gặp các chuyên gia để máy trợ thính được của con bạn dduowwcj kiểm tra và bảo dưỡng 1 cách triệt để và đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ của máy.
Để được tư vấn chi tiết, xin liên hệ:
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH THIÊN ĐỨC
Địa chỉ: 417 Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043.869.3363
Hotline: 0984.330.889